Tìm hiểu về bệnh lác mắt ( hay còn gọi là Lé)

1. Lác mắt là gì?

Bệnh mắt lác (hay còn gọi là mắt lé) là bệnh lý của mắt mà hai mắt không nhìn thẳng được mà nhìn theo hai hướng khác nhau. Một mắt nhìn thẳng về phía trước, trong khi đó mắt còn lại không nhìn thẳng mà nhìn theo 1 trong các hướng: Nhìn vào trong, ra ngoài, nhìn lên trên, xuống dưới.
Lác mắt, nguyên nhân và cách điều trị - Tuổi Trẻ Online

2.Nguyên nhân gây ra bệnh lác:

👉Bẩm sinh
👉Tật khúc xạ
👉Bất thường thần kinh, cơ
👉Chấn thương đầu, mặt
👉Mắt mất chức năng
👉Hội chứng toàn thân

3.Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lác: 

Các dấu hiệu của bệnh mà bạn có thể nhận ra như: hay nheo mắt khi nhìn hoặc vật ở phía trước nhưng vẫn phải liếc mắt.

Mắt lác mà xảy ra đột ngột, bệnh nhân thường có kèm triệu chứng song thị (nhìn đôi). Để giảm triệu chứng này, người bệnh có nghiêng đầu về một bên. Triệu chứng nhìn đôi giảm nhưng bệnh nhân luôn có xu hướng nghiêng đầu.

Với những trường hợp lác ẩn hay lác nhẻ, nhìn không thể phát hiện ra được. Khi bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cần kiểm tra định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được khám và điều trị sớm.

Mắt trẻ sơ sinh bị lác, cha mẹ nên làm gì?

4.Mắt lác có nguy hiểm không?

-Dù mắt bị lác nhẹ hay nặng cũng đều khiến cho bên mắt đó có thị lực kém hơn bình thường. Đôi khi xuất hiện thêm hiện tượng tầm nhìn đôi hoặc khó tập trung. Khi hai mắt nhìn lệch sẽ thu được hai hình ảnh ở hai góc độ khác nhau của cùng một sự vật và chuyển đến não bộ. Ở trẻ em, não bộ có khả năng chọn lọc, loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch, nhìn mờ và chỉ lấy hình ảnh của mắt nhìn rõ.

-Lâu dần, não sẽ loại bỏ dần các chức năng thị lực của bên mắt lác, dẫn đến tình trạng nhược thị là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em có thể gây mất thị lực. Theo thống kê có khoảng 50% số trẻ bị lác gặp biến chứng nhược thị, nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

– Bệnh mắt lác là bệnh lý dễ phát hiện, và cần phát hiện sớm nhất là ở lứa tuổi trẻ em. Đối với người lớn, lác mắt làm mất thẩm mỹ và là trở ngại rất lớn cho việc giao tiếp trong cuộc sống. Ở người lớn tuổi, lác mắt đột ngột có thể là báo hiệu một bệnh lý cấp tính ở hệ thần kinh vận động, do đó cần phải khám và tìm nguyên nhân để điều trị.

Mắt bị lác nhẹ có nguy hiểm không?

5.Các phương pháp điều trị lác mắt:

– Để khắc phục chứng mắt lác, người bệnh cần tuân thủ theo 3 giai đoạn đó là: điều chỉnh mắt bằng kính, chữa nhược thị và cuối cùng là phẫu thuật. Trong quá trình này các thuốc trị lác mắt sẽ là phương tiện điều trị bổ trợ.

– Chỉnh quang kính là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị mắt lác. Đối tượng thích hợp với phương pháp chỉnh kính là người bị lác điều tiết thuần túy. Kính sẽ giúp mọi người có thể nhìn rõ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp thị giác của hai mắt.

Gợi ý cách chữa mắt lé nhẹ đơn giản, hỗ trợ điều trị tại nhà

– Các tật khúc xạ mà trẻ mắc phải nếu không đeo kính sớm thì đều tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới lé mắt. Do vậy, các bậc phụ huynh cần cẩn trọng với sức khỏe thị lực ở trẻ. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu mắc khúc xạ như nhìn mờ, khó nhìn… thì cần cho trẻ đi khám và đeo kính đúng độ để giảm thiểu nguy cơ bị lác mắt.

– Phẫu thuật là phương pháp điều chỉnh trục nhãn cầu bị lệch về đúng vị trí. Mổ lác được áp dụng khi phương pháp chính quang không đạt hiệu quả hồi phục thị lực như ý cho người bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh cơ bám trên mắt, không can thiệp vào nội nhãn để mắt thăng bằng trở lại. Phương pháp này thường được áp dụng cho trẻ nhỏ từ rất sớm để đạt được hiệu quả tốt. Trẻ bị lác nếu càng để lâu thì thị lực càng giảm và điều trị đạt hiệu quả thấp hơn.

6.Chăm sóc mắt hàng ngày:

Song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ nhãn khoa, người bệnh cũng cần chăm sóc mắt đúng cách và khoa học, tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

1. Đeo kính bảo vệ mắt khi phải làm việc trong thời gian dài trước máy tính hoặc khi ra ngoài đường. Đó là các loại kính chống bụi, kính râm, kính chống ánh sáng xanh, kính bảo vệ mắt khỏi tia UV…

2. Bổ sung đẩy đủ dưỡng chất cần thiết cho mắt trong thực phẩm tươi xanh hoặc các loại thực phẩm chức năng khi có khuyến cáo của bác sĩ nhãn khoa.

3. Xây dựng chế độ học tập và làm việc khoa học, hạn chế tiếp xúc quá lâu với thiết bị điện tử và trong khoảng cách quá gần.

4. Nên để mắt nghỉ ngơi khoa học, massage nhẹ nhàng có thể kích thích máu huyết lưu thông, giúp giảm tình trạng mỏi mắt.

5. Vệ sinh mắt đều đặn mỗi ngày để làm sạch bụi bẩn, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nhãn khoa.

6. Khám mắt định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để bảo toàn sức khẻo thị lực một cách tối ưu.

 

Trả lời

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo