Bụi bay vào mắt là hiện tượng mà chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống. Nhưng việc đôi khi “hạt bụi bay vào rồi tự ra khỏi mắt” khiến chúng ta nhiều khi chủ quan, nghĩ đó chỉ là một sự cố nhỏ. Nhưng theo kinh nghiệm khám chữa bệnh về mắt hơn 22 năm của TS.Nguyễn Thị Phương – Giám dốc Phòng Khám Mắt Bảo Châu Đà Nẵng, cách xử lý bụi bay vào mắt không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ, thậm chí bụi có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho mắt của bạn.
Vậy, khi bụi bay vào mắt thì phải làm gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số lời khuyên hữu ích của TS. Nguyễn Thị Phương tới các bạn nhé!
Nói không với dụi mắt hoặc thổi bụi
Dụi mắt bằng tay ngay khi bụi “tấn công cửa sổ tâm hồn” là thói quen của nhiều người, bởi đây là phản xạ tự nhiên, cho cảm giác giảm khó chịu và mau chóng lấy được bụi ra. Tuy nhiên, đây là thói quen sai lầm và tệ hại nhất, khiến mắt đứng trước nguy cơ bị tổn thương cao, cần phải loại bỏ ngay. Bởi, bụi là một vật rất nhỏ, có thể mắt thường chúng ta không nhìn thấy, nhưng độ thô ráp của nó lại có thể gây ra những vết xước nhỏ ở tròng mắt bên trong do tác động của việc lấy tay dụi mắt.
Một số trường hợp may mắn, bụi nhỏ và trơn có thể tự đẩy ra khỏi mắt sau khi bụi, tròng mắt chỉ bị đỏ ửng lên do kích ứng; nhưng cũng có không ít trường hợp người bệnh dụi mắt quá mạnh tay, hoặc gặp phải “tên bụi cứng đầu, to xác” có thể khiến mắt bị rách võng mạc, thậm chí mù lòa.
Phòng khám mắt Bảo Châu – Đà Nẵng cũng lưu ý thêm, quý bạn đọc cũng không nên dùng “tuyệt chiêu” căng mắt ra và nhờ người thân thổi mạnh vào mắt có bụi. Bởi, trong không khí và nước bọt của người thổi bụi giúp cũng có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho mắt, dẫn tới viêm nhiễm.
Tác hại của việc dụi mắt khi bụi bay vào mắt
1. TRẦY XƯỚC GIÁC MẠC:
Khi các hạt bui bay vào mắt sẽ gây kích ứng mắt, gây ngứa mắt hoặc mắt bị ngứa do nguyên nhân khác, theo phản xạ tự nhiên, chúng ta sẽ đưa tay lên dụi mắt để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, chính bàn tay của chúng ta khi dụi mắt đã làm cho các hạt bụi này cọ xát vào mắt gây nên tình trạng trầy xước giác mạc, làm mỏng giác mạc và có thể gây biến dạng giác mạc. Thông thường, trầy xước giác mạc có thể tự khỏi sau 1-2 ngày. Thế nhưng có những trường hợp nặng khiến giác mạc bị lở loét rất nguy hiểm cho mắt.
2. NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG:
Tay của chúng ta chứa rất nhiều vi khẩn vì phải tiếp xúc nhiều bề mặt. Nếu đưa tay lên dụi mắt khi chưa được vệ sinh sạch sẽ sẽ đưa lượng lớn vi khuẩn này lên mắt. Giác mạc bị trầy xước khi dụi mắt cộng thêm vi khuẩn sẽ làm đôi mắt có thể bị nhiễm trùng. Điều này có thể gây những tổn thương cho mắt, giảm thị lực thậm chí là mù lòa. Bên cạnh đó, dụi mắt chỉ là cách làm hết ngứa mắt tạm thời. Thực ra, dụi mắt sẽ khiến cơ thể bạn tiết thêm chất histamine, gây ngứa ngáy hơn. BỤI BAY VÀO MẮT
3. LÀM NẶNG THÊM BỆNH TĂNG NHÃN ÁP:
Bệnh tăng nhãn áp là căn bệnh về mắt rất nguy hiểm hiện nay vì có thể làm mắt mất thì lực vĩnh viễn. Nguyên nhân của tăng nhãn áp là tình trạng áp lực thể dịch trong mắt tăng cao, gây tổn thương các dây thần kinh. Việc dụi mắt có thể làm gián đoạn việc lưu thông máu đến mắt, khiến tình trạng tăng nhãn áp thêm nặng.
4. GÂY QUẦNG THÂM QUANH MẮT:
Rất ít người biết rằng dụi mắt chính là một trong những nguyên nhân gây quầng thâm quanh mắt. Dụi mắt sẽ làm vỡ các mạch máu li ti quanh mắt, trồi lên bề mặt da, hầu hết là do việc vô ý dụi mắt trong lúc ngủ.
Những việc nên làm khi bị bụi bay vào mắt
Đầu tiên, bạn hãy lợi dụng nước mắt của chính mình. Khi bị bụi bay vào mắt bạn hãy nhắm mắt lại và dùng tay vuốt nhẹ lên mi mắt, để tuyến lệ hoạt động mạnh hơn, tiết nước mắt ra nhanh và nhiều hơn, đẩy bụi theo dòng trôi ra ngoài.
Nếu nước mắt không tự đẩy được bụi ra ngoài, bạn hãy làm theo cách sau:
Rửa sạch tay bằng xà phòng để diệt khuẩn, dưới vòi nước sạch cho cặn bẩn trôi hết. Sau đó, bạn pha một chậu nước ấm sạch (không nên để nước quá nóng, khiến võng mạc bị bỏng). Giờ, bạn hãy ngâm mắt bị bụi từ 10 – 20 giây trong chậu nước ấm đã pha (lưu ý, vừa ngâm vừa chớp mắt để loại bỏ bụi bẩn ra ngoài).
Đối với cách làm này, hãy tháo bỏ kính áp tròng trước khi rửa (nếu bạn đang sử dụng); nhờ người thân chuẩn bị nước ấm giúp để hạn chế tác động của bụi lên mắt do cố căng mắt trong thời gian quá lâu.
Sau khi đã “đuổi” được bụi đi, bạn cần theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng mắt liên tục trong 48 giờ, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng: đau mắt đỏ, chảy nước mắt, sưng tấy….
Tuy nhiên, sau khi áp dụng cả hai cách trên mà không lấy được bụi ra, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ chuyên khoa xử lý kịp thời, không nên cố gắng lấy bụi ra bằng mọi cách. Phòng khám mắt Bảo Châu tại Đà Nẵng, với nhiều năm kinh nghiệm xử lý các vấn đề về mắt sẽ là một địa chỉ tin cậy cho bạn. BỤI BAY VÀO MẮT